Kiến thức cơ bản về kiểm soát nhiễm khuẩn phòng chống lây nhiễm Covid-19

- Khi phát hiện trong khoa của bệnh viện có người mắc COVID-19, tiếp xúc với người mắc COVID-19 , nghi nhiễm COVID-19 ,có người chuyển vào khu cách ly hoặc cách ly tạm… Ngoài việc Giám đốc bệnh viện phải ban hành quyết định thiết lập vùng cách ly đối với quy mô khoa, lập danh sách tất cả người tiếp xúc để thực hiện việc cách ly và làm xét nghiệm chẩn đoán theo quy định, đồng thời báo cáo khẩn về Sở Y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật của thành phố. Việc phun khử khuẩn chủ động phối hợp với Trung tâm Y tế quận, huyện trên địa bàn thực hiện khử khuẩn toàn bộ khoa có liên quan đúng theo quy định trước khi hoạt động trở lại .Tạm thời việc phun khử khuẩn tại chỗ Bệnh viện Thân Dân được tiến hành như sau:
1.Pha dung dịch sát khuẩn :
- Phòng kiểm soát nhiễm khuẩn có trách nhiệm giám sát việc pha dung dịch sát khuẩn.
- Phòng kiểm soát nhiễm khuẩn phải giám sát việc phun khử khuẩn và lập biên bản báo cáo ban Giám đốc sau khi hoàn thành. 
Trong công tác phòng chống dịch thường sử dụng các dung dịch pha từ các hóa chất chứa clo với nồng độ: 0,05 và 0,1% clo hoạt tính.

Tên hóa chất (hàm lượng clo hoạt tính) Lượng hóa chất cần để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính
0,05% 0,1%
Cloramin B 25% 20g 40g
Canxi HypoCloride (70%) 7,2g 14,4g
Bột Natri dichloroisocianurate (60%) 8,4g 16,8g

dịch khử khuẩn có clo sau khi pha, tốt nhất chỉ sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ.
2. Xử lý đồ dùng vật dụng cá nhân sử dụng lại (quần áo, chăn màn, bát đũa, cốc chén…) của bệnh nhân COVID-19 :
- Đồ vải như quần áo, chăn màn, ga gối của bệnh nhân COVID-19 đã sử dụng cần được ngâm ngập hoàn toàn dung dịch khử trùng chứa 0,05% Clo hoạt tính trong thời gian tối thiểu 20 phút trước khi giặt sạch.
- Đồ dùng đựng thức ăn, nước uống của bệnh nhân phải được ngâm ngập hoàn toàn trong dung dịch khử trùng chứa 0,05% Clo hoạt tính trong thời gian  20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch (trong trường hợp không có hóa chất khử trùng thì có thể đun sôi trong 10 – 15 phút).
3.Khử trùng và xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 :
- Bộ Y tế vừa ban hành công văn số 1560/BYT-MT hướng dẫn tạm thời khử trùng và xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng. Việc khử trùng và xử lý môi trường phải được thực hiện sớm sau khi phát hiện có ca bệnh nhân COVID-19 đầu tiên.
- Phải làm sạch bề mặt, đồ dùng, vật dụng trước khi tiến hành khử trùng. Đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh lây nhiễm chéo cho những người tham gia khử trùng và xử lý môi trường. 
3.1 Các khu vực cần tiến hành khử trùng và xử lý môi trường:
- Trong phòng cách ly hoặc cách ly tạm,khu vực liền kề xung quanh phòng bệnh nhân gồm: Tường bên ngoài , phòng liền kề, Hàng lang, lối đi chung, cầu thang, thang máy, sảnh chờ...
3.2 Chuẩn bị phương tiện, hóa chất:
- Phương tiện làm sạch, khử trùng: xô, giẻ lau, cây lau sàn, bình phun khử trùng… Túi, thùng dựng chất thải lây nhiễm có màu vàng.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân: Khẩu trang y tế bảo vệ đường mũi, miệng; Kính bảo hộ che mắt tránh văng, bắn vào niêm mạc mắt; Quần áo phòng dịch tránh phơi nhiễm với nước, dịch; Găng tay cao su dày; Ủng hoặc bao che giày chống thấm.
- Hóa chất, dung dịch khử trùng: Hóa chất khử trùng có chứa 0,05 - 0,1% Clo hoạt tính; Cồn 70 độ; Xà phòng rửa tay hoặc dung dịch sát khuẩn tay có chứa ít nhất 60% cồn.
3.3 Làm sạch và Xử lý khử khuẩn môi trường :
- Áp dụng quy trình lau 2 xô: một xô nước sạch, một xô dung dịch khử trùng chứa 0,05 - 0,1% Clo hoạt tính. Mỗi lần lau dùng một khăn sạch, không giặt lại khăn trong các xô, mỗi khăn lau không quá 20 m2.
- Lau các bề mặt thường xuyên tiếp xúc (bàn, ghế, thành giường, tủ quần áo, tủ lạnh, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo, vòi nước, kệ/tủ bếp, tường nhà, cửa sổ, cửa ra vào…)
- Dùng khăn lau thấm nước sạch lau sạch các bề mặt cần lau. Dùng khăn lau thấm dung dịch khử trùng lau các bề mặt cần lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.
- Sử dụng cồn 70 độ để lau bề mặt các thiết bị điện, điện tử như công tắc đèn, điều khiển, tivi, điện thoại…Trước khi lau phải tắt nguồn điện.
- Khi xô nước hoặc xô dung dịch lau bẩn, cần phải thay nước
4.Thu gom rác thải :
- Tất cả các loại rác thải phát sinh của nhà bệnh nhân COVID-19 phải được coi là chất thải lây nhiễm. Rác thải được thu gom vào túi màu vàng, buộc chặt miệng túi và cho vào một túi màu vàng khác, tiếp tục buộc chặt miệng túi.
- Các túi màu vàng đều phải dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.

PHÒNG NGỪA LOÉT BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

PHÒNG NGỪA LOÉT BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Loét bàn chân là biến chứng phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường. Vậy tại sao đái tháo đường gây loét bàn chân và làm thế nào để phòng ngừa, xin cùng đến bài viết sau của TS.BS Huỳnh Quốc Thắng
Những hiểu biết cơ bản về Ung thư tuyến giáp

Những hiểu biết cơ bản về Ung thư tuyến giáp

TS.BS Huỳnh Quốc Thắng Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh thường gặp ở vùng đầu, mặt, cổ ở cả nam và nữ giới, bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng nên âm thầm di căn đến nhiều bộ phận khác, khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn. Hãy cùng TS.BS. Huỳnh Quốc Thắng – Bệnh viện Thân Dân tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này
Bào cáo kết quả tự đánh giá chất lượng và hài lòng khách hàng của Bệnh viện năm 2023

Bào cáo kết quả tự đánh giá chất lượng và hài lòng khách hàng của Bệnh viện năm 2023

Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2013”. là để các Bệnh viện thực hiện cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả và hài lòng cho người bệnh. Các tiêu chí chất lượng được ban hành theo Thông tư 19/2013/TT-BYT; được các đoàn kiểm tra của cơ quan quản lý y tế tiến hành đánh giá chất lượng bệnh viện theo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất
Tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2024)

Tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2024)

Chiều ngày 27/2/2023, Bệnh viện Thân Dân đã tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2024). Buổi lễ có sự tham dự của Ban Giám đốc bệnh viện, Công đoàn cơ sở cùng lãnh đạo, cán bộ, nhân viên y tế đang công tác tại bệnh viện.
Thực hiện sàng lọc và kiểm tra y tế hoạt động 24/7 ở tất cả các cổng vào của bệnh viện

Thực hiện sàng lọc và kiểm tra y tế hoạt động 24/7 ở tất cả các cổng vào của bệnh viện

Bệnh viện đã bố trí khu vực tiếp nhận sàng lọc giữa cổng số 1 và số 2 bên hông tòa nhà với không khí thông thoáng. Tại đây các bàn tiếp nhận sàng lọc y tế sẽ tiếp nhận tất cả các bệnh nhân, nhân viên y tế, bảo vệ, ....
Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi chăm sóc người bệnh nhiễm hoặc nghi nhiễm covid-19

Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi chăm sóc người bệnh nhiễm hoặc nghi nhiễm covid-19

Phương tiện PHCN chỉ hiệu quả khi được áp dụng cùng với những biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác như tổ chức quy trình sàng lọc, cách ly, vệ sinh môi trường bề mặt, quản lý chất thải.

Tiêu đề

BỆNH VIỆN THÂN DÂN

Địa chỉ: 686 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5, Thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 02838384030

Email : benhvienthandan@gmail.com

Copyright © 2020, bản quyền thuộc về BỆNH VIỆN THÂN DÂN

BỆNH VIỆN THÂN DÂN

Facebook page